CHIẾN LƯỢC SEO BỀN VỮNG CHO WEBSITE

Tăng Thứ Hạng Từ Khóa Và Duy Trì Bền Vững Trên Google

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi, bằng Dịch vụ SEO tổng thể của VLINK, chúng tôi sẽ giúp bạn giữ kết quả SEO bền vững.

Seo Bền Vững Google

Domain Authority 2.0

Ngày nay xu hướng SEO luôn thay đổi, Google cũng đánh giá trang web của bạn dựa trên Chuyên môn, Quyền hạn và Độ tin cậy.

Còn được gọi là E-A-T. Cũng có cách gọi E-A-T là Domain Authority 2.0.

E-A-T là viết tắt của 3 từ Expertise – Authority – Trust. Đây là 3 yếu tố chính mà Google dùng để đánh giá chất lượng nội dung của một website.

Làm chủ Google E-A-T để sản xuất/tối ưu nội dung SEO giúp website lên top bền vững.

E-A-T vẫn trở thành xu hướng SEO quan trọng

Nguyên tắc xếp hạng chất lượng của Google năm 2019 luôn tập trung vào E-A-T. Và trong xu hướng SEO hiện nay, yếu tố E-A-T vẫn được Googe chú trọng và nhấn mạnh hơn.

Theo như báo cáo mới nhất của Google cách tìm kiếm hoạt động của Google đề cập đến việc họ muốn xếp hạng các nguồn tin đáng tin cậy và E-A-T là một yếu tố chính để xếp hạng.

Để trang web thoả mãn các tiêu chí E-A-T thì nội dung của trang web cần phải đảm bảo các yếu tố như thẩm quyền, kiến thức chuyên môn và đáng tin cậy.

Chiến Lược Seo Bền Vững 1

Làm sao để tăng E-A-T trên website của bạn?

Một Website có “E-A-T cao” sẽ đạt thứ hạng cao hơn trang web có “E-A-T thấp”, nên bạn cần nhìn nhận E-A-T như một chỉ số so sánh khi Google đánh giá bạn và đối thủ trên SERP. Google từng khẳng định trải nghiệm người dùng có tốt thì thứ hạng của trang mới cao được. Vì thế, E-A-T là yếu tố không thể bỏ qua.

Người dùng có trải nghiệm tốt hay không sẽ dựa vào việc nội dung có đáp ứng và thỏa mãn chính xác nhu cầu của họ hay không. Nếu người dùng hài lòng, đồng ý chia sẻ và giới thiệu nội dung thì sẽ giúp thúc đẩy E-A-T của website lên cao hơn.

EXPERTISE – Yếu tố chuyên môn của bài viết

Expertise là tiêu chí đánh giá kiến thức chuyên môn của bài viết. Tức là bài viết của bạn phải chuyên nghiệp!

Một trong những kiểu viết bài “chuyên nghiệp” nhất là tung ra các nghiên cứu, báo cáo, khảo sát gốc (primary research).

Tuy nhiên, hầu hết các công ty đang triển khai SEO trên thị trường hiện nay đều đi tham khảo các nguồn thông tin của website khác để viết lại thành bài của mình. Chỉ một số lượng rất nhỏ các công ty tự sản xuất ra các báo cáo, dữ liệu tự tổng hợp và nghiên cứu. Nếu bạn thuộc nhóm này, thì hay tạo ra giá trị gia tăng cho người dùng. Tức là mặc dù bạn không sản xuất ra kiến thức mới, nhưng bạn tổng hợp những bài cũ rồi trình bày hợp lý, khoa học giúp người đọc dễ hiểu hơn.

cải thiện Expertise cho website của bạn:
  • Sản xuất những thông tin, báo cáo, nghiên cứu gốc (report, whitepaper, document,…)
  • Đầu tư chất xám vào bài viết, tạo ra những giá trị “của riêng bạn”. (trình bày khoa học, trực quan, sinh động hơn tất cả những bài khác).
  • Trích dẫn nhớ ghi nguồn theo chuẩn apa. Nhớ chọn những thông tin, trang web có uy tín trong ngành để trích dẫn nhé. Đừng trích dẫn báo lá cải, web tào lao.
  • Hành văn mạch lạc, rõ ràng, luận điểm, bằng chứng thuyết phục.
  • Có số liệu minh bạch là điểm cộng, không có thì thôi. Tuyệt đối không nên “bịa” ra số liệu.
  • Nội dung độc nhất, hạn chế tối đa nội dung trùng lặp.
  • Nói không với SPIN bài viết của người khác rồi đăng lại trên website của bạn. Bạn đang chơi trên sân khách, đừng cố để “qua mặt Google”.
AUTHORITY – Mức độ thẩm quyền

Authority (hay Authoritativeness) chỉ mức độ thẩm quyền của tác giả hay website. Tức là khi xét đến điểm số Authority của bạn, Google muốn biết: Bạn có phải là “chuyên gia” trong lĩnh vực bạn đang viết hay không? Bạn có chứng chỉ, bằng cấp trong ngành không? Website của bạn có phải là một đơn vị uy tín trong ngành không?

Nếu bạn quảng bá cho sản phẩm, dịch vụ mà bạn là chuyên gia trong lĩnh vực đó, thì Google sẽ đánh giá cao những bài viết content SEO của bạn. Đồng nghĩa với việc bạn có cơ hội lên top cao hơn. Khi đó, người dùng có nhiều khả năng tìm được những bài viết có giá trị hơn.

Cải thiện chỉ số Authority cho website:
  • Tạo trang giới thiệu về các tác giả cho website.
  • Đặt thông tin tác giả ở cuối mỗi bài viết.
  • Hiển thị sự chuyên nghiệp, uy tín của tác giả. VD: địa vị, chức vụ, bằng cấp. => Yếu tố này càng quan trọng khi bạn làm site về sức khỏe.
  • Nếu background (tiểu sử) của tác giả có liên quan tới lĩnh vực đang viết thì tốt, không có cũng không sao. (Bạn nào có điều kiện thì mua vài bài báo PR cho bản thân trong lĩnh vực cần viết thì càng tốt.
TRUST – Mức độ thẩm quyền

Trust (hay trustworthiness) trong SEO là độ tin cậy của website, thương hiệu, hoặc nội dung. Tạo ra nhiều nội dung cho website thì dễ. Nhưng làm sao để tăng độ tin cậy cho những nội dung đó lại khó hơn nhiều.

Trust là những gì người khác nói về bạn, chứ không phải những gì bạn nói về chính mình.

Biểu hiện rõ nhất của Trust là PR và backlink.

Vậy, làm sao để tăng Trust?
  • Đừng tốn công spam backlink diễn đàn. Hãy chọn từ 3-5 forum liên quan tới chủ đề của web bạn đang SEO, đăng những bài viết hữu ích lên đó và trỏ link về web của bạn.
  • Mua bài từ những trang báo nổi tiếng sẽ giúp tăng trust rất nhanh! VD: cafebiz, vnexpress, 24h.com.vn, muong14.vn,… Lưu ý: đi link về trang chủ sẽ tăng trust đồng đều và nhanh nhất.
  • Tập trung vào xây dựng backlink chất lượng thay vì số lượng.

 

SỰ TRỖI DẬY CỦA TÌM KIẾM TRỰC QUAN

Hiện nay rất nhiều người đang tìm kiếm trực quan, đặc biệt là đối với hình ảnh. Số lượng tìm kiếm bằng hình ảnh ngày càng tăng cao và luôn hữu ích đến với người tìm kiếm. Theo thống kê có đến 62% người trẻ mong muốn tìm kiếm trực quan hơn với các tìm kiếm liên quan đến công thức nấu ăn, sản phẩm mua sắm, mốc thời gian, thông tin về dinh dưỡng,…

CÁCH TỐI ƯU CHO TÌM KIẾM TRỰC QUAN

Nếu như bạn muốn kết quả hiển thị dưới dạng trực quan thì SEO hình ảnh là chìa khoá giúp cho bạn có được kết quả tốt.

Cũng giống như SEO thông thường khi sử dụng hình ảnh hiển thị trên kết quả tìm kiếm thì hình ảnh đó vẫn phải cần có tệp mô tả và văn bản thay thế cho hình ảnh.

Để các hình ảnh nổi bật trên kết quả tìm kiếm từ Google Image thì những hình ảnh đó cũng cần phải xuất phát từ những trang web uy tín, được Goole đánh giá cao.

Khóa Học Seo Level 9

Video tiếp tục phát triển trong xu hướng SEO

Theo Cisco đánh giá thì video trực tuyến sẽ chiếm khoảng 80% tổng lưu lượng truy cập trực tuyến vào năm 2021. Dù chiếm đến 80% nhưng vẫn không thể thoả mãn được nhu cầu tìm kiếm video của người dùng trên toàn thế giới. Vì thế, video vẫn tiếp tục trở thành một yếu tố không thể thiếu trong chiến lược SEO năm nay và những năm tiếp theo.

Đoạn trích video nổi bật

Những đoạn trích nổi bật sẽ được Google đánh dấu là đoạn giới thiệu về video quản trị viên của website muốn truyền tải. Để có được một nội dung video trong đoạn trích nổi bật bạn cần phải cải thiện và chú tâm đến 3 vấn đề quan trọng sau:

  • Tối ưu hoá video là một phần trong chiến lược SEO
  • Phát triển kênh Youtube của bạn
  • Nhúng nội dung video vào bài viết trên Blog
Video And Seo

1/ Tối ưu hoá video là một phần trong chiến lược SEO

Google sẽ căn cứ vào tiêu đề, mô tả và thẻ video của bạn sẽ hiểu được video của bạn là gì? Vì vậy, bên cạnh việc xuất bản các video rõ ràng từng phần thì cần phải đảm bảo video của bạn được tối ưu hoá cho SEO.

2/ Phát triển kênh Youtube của bạn

Youtube là công cụ tìm kiếm lớn thứ 2 trên thế giới, càng ngày càng có nhiều người tìm kiếm nội dung trên Youtube hơn bao giờ hết. Vì thế, nếu bạn muốn nhận được nhiều lưu lượng truy cập hơn từ SEO cần phải tạo, tối ưu hoá nội dung để phát triển kênh Youtube.

3/ Nhúng nội dung video vào bài viết trên Blog

Nếu mọi người muốn xem nhiều nội dung video nhiều hơn vậy tại sao không cung cấp cho họ. Đây là một lý do mà chúng tôi khuyên bạn nên nhúng nội dung video vào bài đăng trên blog của bạn, cải thiện đáng kể tỉ lệ thoát trên trang web của bạn.

Tối ưu hóa tìm kiếm bằng giọng nói

Tìm kiếm bằng giọng nói là một trong những xu hướng SEO trong năm nay. 41% người lớn thực hiện ít nhất 1 lần tìm kiếm bằng giọng nói mỗi ngày. Tìm kiếm bằng giọng nói được thực hiện bên trong Google tăng lên 35 lần so với năm 2008. Tìm kiếm bằng giọng nói chiếm khoảng 20% tất cả các tìm kiếm trên thiết di động.

Một chiến lược SEO thông minh sẽ bắt đầu tối ưu hoá nội dung để tìm kiếm bằng giọng nói.

Cách tối ưu hoá cho Tìm kiếm bằng giọng nói

Nội dung cần phải xếp hạng cao trong kết quả tìm kiếm: Google đang có xu hướng tìm kiếm câu trả lời tìm kiếm bằng giọng nói từ nội dung được xếp hạng top 3 trong kết quả tìm kiếm hàng đầu.

Nội dung bài viết cần chứa câu hỏi và câu trả lời: Phần lớn các tìm kiếm bằng giọng nói đều là câu hỏi, bạn có thể lấy tư cách là người dùng đưa ra những câu hỏi và trả lời những câu hỏi đó bằng những thông tin chuẩn xác và liên quan nhất đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm. Khi nội dung của bạn chứa cả câu hỏi và câu trả lời thì Google sẽ không bỏ qua trang web của bạn hiển thị và cung cấp cho người tìm kiếm.

Tối ưu đoạn trích nổi bật: Đoạn trích này có công dụng rất tốt đến kết quả tìm kiếm bằng giọng nói của các khách hàng. Kết quả tìm kiếm hiển thị trực tiếp từ những đoạn trích của các trang.

Chiến Lược Seo Bền Vững 2

Tối ưu hoá cho đoạn trích nổi bật

Theo như SEMrush có 11,52% tất cả các kết quả tìm kiếm đều có đoạn trích nổi bật và có rất nhiều đoạn trích nổi bật luôn luôn chiếm vị trí số 0 trên kết quả tìm kiếm.

Chiến Lược Seo Bền Vững 3

Nếu bạn muốn có từ khóa trong top 0 Google hãy liên hệ dịch vụ SEO của VLINK để có cơ hội để xếp hạng ở vị trí Đoạn trích nổi bật.

LIÊN HỆ SEO TOP 0 GOOGLE

Tìm cơ hội để tối ưu đoạn trích nổi bật

Bước đầu tiên mà bạn cần làm là tìm từ khoá được xếp hạng cao để tối ưu hoá cho đoạn trích nổi bật – Rich Snippets. 99.58% đoạn trích nổi bật là từ các từ khóa xếp hạng trên trang đầu tiên.

Làm sao để tìm được cơ hội xuất hiện các đoạn trích nổi bật? Ahrefs là công cụ rất hữu ích giúp bạn tìm được những từ khoá đang được xếp hạng trong các nhóm có đoạn trích nổi bật và có đủ điều kiện để bạn vươn lên vị trí số 0. Nếu bạn chưa có từ khóa nào trong top 10 thì bạn không có cơ hội để xếp hạng ở vị trí Đoạn trích nổi bật.

Thêm các đoạn trích nổi bật của bạn vào bài viết trên trang

Mỗi bài viết nên có một đoạn thông tin nổi bật từ 40 – 60 từ. Theo như thống kê các nghiên cứu các đoạn trích nổi bật dài nhất là 60. Vì thế bạn nên áp dụng phương pháp này để đạt được thứ hạng tốt trở thành đoạn trích nổi bật cho nhiều từ khoá.

Nếu như bạn muốn xếp hạng cho đoạn trích danh sách thì sử dụng tiêu đề phụ H2, H3 cho các danh mục ở bên trong bài viết. Google sẽ lấy các tiêu đề phụ trong nội dung bài viết của bạn và đưa vài đoạn trích nổi bật. Đối với đoạn trích nổi bật bảng thì việc tối ưu bạn cần phải tạo ra một bảng trong nội dung bài viết để Google có thể dễ dàng lấy dữ liệu đó. 

Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp tối ưu hóa Website hiệu quả, hãy tham khảo bảng giá SEO của VLINK. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ SEO chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Với chiến lược SEO được thiết kế tối ưu, chúng tôi giúp Website của bạn tăng thứ hạng nhanh chóng trên các công cụ tìm kiếm.

Để biết thêm chi tiết hoặc nhận tư vấn miễn phí để lựa chọn gói dịch vụ phù hợp, hãy truy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0888 949 336 hoặc điền form liên hệ SEO. VLINK ASIA luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn đạt được mục tiêu kinh doanh trực tuyến.

Chú trọng đến mục đích tìm kiếm – Search Intent

Nếu như bạn hiểu được khách hàng của mình là ai và biết họ muốn gì. Lúc này bạn có thể tạo ra các nội dung và trang đích đáp ứng tốt hơn nhu cầu của họ. Điều đó giúp cho bạn xây dựng nội dung để trả lời các truy vấn của người tìm kiếm một cách chính xác và rõ ràng nhất. Đồng thời xây dựng các chủ đề liên quan để người đọc có thêm thông tin.

Nghiên cứu, xác định ý định của từng từ khoá

Mỗi từ khoá có một ý nghĩa riêng và người dùng sẽ sử dụng từ khoá đó để tìm kiếm. Việc xác định, nghiên cứu từ khoá càng chính xác, càng phù hợp với mục đích tìm kiếm, thì thứ hạng sẽ càng trở nên tốt hơn trên công cụ tìm kiếm. Khâu tìm kiếm, nghiên cứu từ khoá mục tiêu rất quan trọng trong chiến lược SEO.

Xây dựng nội dung trên ý định từ khoá

Xây dựng nội dung đáp ứng và thoả mãn nhu cầu tìm kiếm của người tìm kiếm. Với nội dung chất lượng chắc chắn số lượng người truy cập vào trang web của bạn tăng lên một cách nhanh chóng. Thời gian time on site trên website cũng tăng cao và thứ hạng của web sẽ được cải thiện.

Bạn cần bám sát vào từ khoá để có thể lên được nội dung trên website một cách tốt nhất, ổn định cũng như đạt được hiệu quả SEO tốt hơn.

Tối ưu nội dung cũ theo mục đích tìm kiếm

Tối ưu các nội dung cũ với mục đích là đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của người dùng và phù hợp với thời điểm hiện tại. 

Xu hướng tìm kiếm thông tin của các khách hàng cũng thay đổi dần theo thời gian. Để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm bạn hoàn toàn có thể tối ưu các bài viết cũ. Với những bài viết cũ bạn chỉ cần chỉnh sửa, thêm nội dung thiết thực, thay đổi toàn diện bài viết khiến cho bài viết trở nên hữu ích hơn. 

Chiến Lược Seo Bền Vững 4

Chống lại các Click Through Rate (TLB) TỪ KHOÁ bị giảm

Xu hướng SEO tiếp theo mà các SEOer cần chú trọng là các TLB bị giảm. Tỉ lệ nhấp chuột tự nhiên giảm dẫn đến hoạt động của trang web không hiệu quả. 

Chiến Lược Seo Bền Vững 5

Google đang thu thập các kết quả tìm kiếm không phải trả phí. Để website của bạn trở nên nổi bật trong SERPs, bài viết thực sự nổi bật, kích thích trí tò mò và hứng thú click vào.

Để tăng TLB bạn cần phải:

Đặt từ khoá trong URL: Sự xuất hiện của từ khoá bên trong URL sẽ thêm 45% số lần nhấp so với các URL không chứa từ khoá phù hợp với tìm kiếm.

Đặt tiêu đề hấp dẫn, có cảm xúc kích thích nhu cầu click chuột của người tìm kiếm giúp tăng TLB cho trang web.

Viết mô tả cho mỗi trang: Đây phương pháp rất hữu ích, đơn giản và hiệu quả giúp tăng thêm khoảng 6% TLB cho trang web của bạn.

Backlink vẫn giữ vai trò quan trọng

Đối với SEO, nội dung và liên kết vẫn là các yếu tố quan trọng. Trên thực tế, Google gần đây đã khẳng định rằng các backlink đóng một vai trò chính trong thuật toán của họ. Liên kết vẫn là yếu tố quan trọng trong bất kỳ chiến lược SEO Web nào, là một trong những yếu tố giúp Google đánh giá thứ hạng trong các kết quả tìm kiếm.

20 chiến lược xây dựng backlink hiệu quả:

    1. Liên kết nội bộ
    2. Guest Posting
    3. Trao đổi liên kết bài viết
    4. Kết nối với các Blogger khác
    5. Đăng bài hoặc comment trên Forum, Blog
    6. Đăng tin tuyển dụng
    7. Sử dụng các website phản hồi hoặc phân tích
    8. Social Networt hoặc Social Bookmarking
    9. Kiếm link từ các website chia sẻ Video
    10. Bài PR website báo chí.
    11. Xây dựng Blog từ các CMS mở.
    12. Tạo và chia sẻ Infographic
    13. Các website chia sẻ hình ảnh.
    14. Các website Directory
    15. Link Profile
    16. Link từ các trang chia sẻ File.
    17. Link từ các website Wiki
    18. Đặt và trả lời câu hỏi trên Google Groups, Google Answers
    19. Xây dựng hệ thống site PBN (Private Blog Network)
    20. Phân tích đối thủ và tận dụng backlink của họ
Chiến Lược Seo Bền Vững 6

Mẹo để làm SEO hiệu quả

Nội dung của chương này bài viết có đưa một số mẹo để Website của bạn hoạt động tốt hơn, hữu ích hơn với người dùng, qua đó làm tăng khả năng SEO cho website.

Chiến Lược Seo Bền Vững 7

Tạo nội dung trực quan

Cũng giống như video, nội dung hình ảnh đang phát triển nhanh chóng, 87,5% nhà tiếp thị sử dụng nội dung trực quan trong các chiến lược marketing của họ. Vì thế, bạn nên tạo nhiều nội dung trực quan hơn đặc biệt là concept visuals. Infographic là một trong những yếu tố có được những dòng sản phẩm đó.

Sử dụng tính năng nhận xét, ý kiến trên blog

Bình luận nhận xét và ý kiến của độc giả là một trong những yếu tố để giúp cho thứ hạng của bạn được cải thiện trong công cụ tìm kiếm. Trong năm nay, Google sẽ chú ý nhiều hơn đến yếu tố bình luận trên trang blog để trở thành một tín hiệu xếp hạng cho trang web.

Xây dựng Backlink tại Podcast

Sử dụng Podcast là một trong những cách yêu thích của nhiều người để xây dựng liên kết backlink. Podcast là nơi bạn có thể đăng tải nội dung về tất cả các vấn đề người dùng đang quan tâm.

Thiết kế Website chuẩn SEO

Để quá trình SEO nhanh hơn, thân thiện với Google và người dùng thì thiết kế Website chuẩn SEO là một nền tảng không nên bỏ qua. Một Website chuẩn SEO rất cần thiết đối với các doanh nghiệp và công ty muốn SEO Website.

SEO Bền Vững: Bí Quyết Giữ Vững Thứ Hạng Trên Google VỚI SEO LEVEL 9

SEO bền vững là chiến lược tối ưu hóa công cụ tìm kiếm tập trung vào việc xây dựng và duy trì thứ hạng cao cho trang web trong thời gian dài mà không phụ thuộc quá nhiều vào các kỹ thuật gian lận hoặc các chiến thuật tạm thời.

SEO bền vững hướng tới việc cung cấp giá trị thực sự cho người dùngtuân thủ các nguyên tắc của công cụ tìm kiếm, nhằm đảm bảo rằng trang web của bạn luôn phù hợp với các cập nhật thuật toán và duy trì lưu lượng truy cập tự nhiên.

2. Tối ưu hóa Nội dung Chất Lượng Cao (Content Optimization)

Nội dung chuyên sâu: Viết bài viết dài, chi tiết, và chuyên sâu về các chủ đề liên quan, cung cấp giá trị thực sự cho người đọc.

Sử dụng NLP (Natural Language Processing): Áp dụng các kỹ thuật NLP để phân tích và tối ưu hóa nội dung theo ngôn ngữ tự nhiên, đảm bảo nội dung thân thiện với cả người dùng và công cụ tìm kiếm. Sử dụng các công cụ như Google BERT hoặc GPT để tối ưu hóa nội dung theo ngữ cảnh và cải thiện khả năng hiểu và tương tác của người đọc.

NLP trong SEO giúp nhận diện ngữ cảnh từ khóa, cải thiện chất lượng nội dung, và đảm bảo từ khóa được sử dụng một cách tự nhiên và hiệu quả.

3. Ứng Dụng AI và Machine Learning trong SEO

Phân tích hành vi người dùng: AI và machine learning giúp theo dõi và phân tích hành vi người dùng trên trang web, từ đó cung cấp thông tin chi tiết để điều chỉnh và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.

Cá nhân hóa nội dung: Sử dụng AI để tạo ra nội dung được cá nhân hóa cho từng người dùng dựa trên sở thích và hành vi của họ, tăng cường sự tương tác và giữ chân người dùng lâu hơn trên trang web.

Dự đoán xu hướng và cơ hội SEO: AI và machine learning có khả năng dự đoán các xu hướng tìm kiếm và cơ hội SEO trong tương lai, giúp bạn luôn đi trước đối thủ và tối ưu hóa chiến lược SEO kịp thời. Tham Khảo thêm AI Trong SEO.

4. Tối ưu hóa Kỹ thuật nâng cao (Technical SEO)

Tốc độ tải trang: Cải thiện tốc độ tải trang bằng cách nén hình ảnh, sử dụng CDN, và tối ưu hóa mã nguồn.

Thiết kế đáp ứng (Responsive): Đảm bảo website hoạt động tốt trên mọi thiết bị (máy tính, điện thoại, máy tính bảng).

Tối cấu trúc dữ liệu trên trang (schema markup): giúp tạo ra các đoạn trích phong phú (rich snippets) trong kết quả tìm kiếm, bao gồm hình ảnh, đánh giá, giá sản phẩm và nhiều thông tin khác.

5. Xây dựng Liên kết chất lượng (Link Building)

Liên kết nội bộ (Internal Linking): Tạo các liên kết nội bộ giữa các bài viết để tăng thời gian người dùng trên trang và hỗ trợ SEO.

Liên kết ngoài (External Linking): Xây dựng liên kết từ các trang web uy tín để tăng độ tin cậy của website.

Xây dựng liên kết tự nhiên (Natural Backlinks): Tạo nội dung chất lượng mà người dùng muốn chia sẻ và liên kết tới.

6. Cải Thiện Trải Nghiệm Người Dùng (UX) 

Giao diện thân thiện: Thiết kế giao diện dễ sử dụng, điều hướng rõ ràng.

Tương tác với người dùng: Khuyến khích phản hồi từ người dùng và cải thiện trải nghiệm dựa trên phản hồi đó.

Tích hợp mạng xã hội: Sử dụng mạng xã hội để tăng khả năng tiếp cận và tương tác với người dùng.

7. Đo lường và Phân tích Hiệu suất chuyên sâu, chi tiết

Sử dụng Google Analytics và Google Search Console: Theo dõi hiệu suất, lưu lượng truy cập, và các chỉ số SEO quan trọng để đánh giá hiệu quả chiến lược.

Thực hiện A/B Testing: Thử nghiệm các yếu tố khác nhau trên trang web để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi.

Phân tích dữ liệu và điều chỉnh chiến lược: Đánh giá dữ liệu thu thập được và điều chỉnh chiến lược SEO để cải thiện kết quả và duy trì sự cạnh tranh.

8. Cập nhật, Điều chỉnh, Tuân thủ nguyên tắc của công cụ tìm kiếm

Theo dõi các cập nhật thuật toán của Google: Đảm bảo chiến lược SEO của bạn luôn phù hợp với các thay đổi thuật toán mới nhất.

Điều chỉnh nội dung và kỹ thuật SEO: Nhanh chóng điều chỉnh nội dung và các yếu tố kỹ thuật trên website để đảm bảo thông tin chính xác và phù hợp với các xu hướng mới và đáp ứng yêu cầu mới từ các thuật toán.

Nghiên cứu và học hỏi: Luôn tìm hiểu về những thay đổi trong thuật toán và áp dụng những kiến thức mới vào chiến lược SEO của bạn.

9. Chiến lược Nội dung Xanh (Evergreen Content)

Tạo nội dung không bị lỗi thời: Nội dung luôn hữu ích và liên quan dù thời gian trôi qua, giúp duy trì lượng truy cập ổn định.

Tối ưu hóa từ khóa: Sử dụng từ khóa phù hợp và cập nhật định kỳ để nội dung luôn tương thích với các xu hướng tìm kiếm mới.

Cập nhật nội dung định kỳ: Thường xuyên kiểm tra và làm mới nội dung để đảm bảo thông tin luôn chính xác và phù hợp với tình hình hiện tại.

SEO Level 9 là phương pháp SEO độc quyền của VLINK ASIA, kết hợp nhiều kỹ thuật và chiến lược tối ưu hóa nâng cao, đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng và khả năng phân tích chi tiết. Bằng cách áp dụng các yếu tố chính của SEO Level 9, bạn có thể đảm bảo rằng trang web của mình không chỉ đạt được thứ hạng cao mà còn duy trì được thứ hạng đó trong thời gian dài.

Đầu tư vào SEO theo chiến lược SEO Level 9 của VLINK ASIA để đạt được kết quả tốt nhất. Liên hệ ngay với chúng tôi để khám phá phương pháp SEO độc quyền này qua số điện thoại 0888949336 hoặc tham khảo bảng giá SEO để có thêm thông tin chi tiết hơn.

Nội dung mới được cập nhật:

Các nội dung dưới đây đã được bổ sung hoặc đề cập hoặc cập nhật vào nội dung chính tương ứng của bài viết để tăng hiệu quả SEO bền vững.

1. Cập nhật thuật toán của Google:

Thông tin mới về thuật toán: Bổ sung thông tin về các bản cập nhật thuật toán của Google như Panda, Penguin, Hummingbird, RankBrain, và các thay đổi gần đây nhất.
Tác động của thuật toán: Mô tả cách các bản cập nhật ảnh hưởng đến chiến lược SEO và cách điều chỉnh để phù hợp.

2. Xu hướng SEO mới nhất:

SEO bằng giọng nói: Thêm thông tin về xu hướng tìm kiếm bằng giọng nói và cách tối ưu hóa nội dung cho các thiết bị trợ lý ảo như Google Assistant và Siri.
Tìm kiếm trực quan: Cập nhật về SEO cho hình ảnh và video, bao gồm việc sử dụng schema markup cho nội dung đa phương tiện.

3. Công cụ và kỹ thuật mới

Công cụ SEO tiên tiến: Cập nhật danh sách các công cụ SEO mới và cải tiến, chẳng hạn như các tính năng mới của Ahrefs, SEMrush, hoặc Google Search Console.
Kỹ thuật tối ưu hóa mới: Giới thiệu các kỹ thuật SEO mới như Entity SEO, phân tích ngữ nghĩa, và chiến lược backlink hiện đại.

4. Chiến lược nội dung:

Nội dung Evergreen: Cập nhật các ví dụ về nội dung không lỗi thời và cách duy trì nội dung này để luôn hấp dẫn và có giá trị.
Nội dung tương tác: Thêm các phương pháp tạo nội dung tương tác như quizzes, khảo sát, và các công cụ tương tác khác để tăng thời gian truy cập và tương tác của người dùng.

5. Phân tích và đo lường:

Chỉ số KPI mới: Cập nhật về các chỉ số hiệu suất chính (KPI) mới và cách theo dõi chúng để đo lường hiệu quả chiến lược SEO.
Công cụ phân tích mới: Bổ sung thông tin về các công cụ phân tích dữ liệu và cách sử dụng chúng để tối ưu hóa chiến lược SEO.

6. Trải nghiệm người dùng (UX):

Thiết kế mobile-first: Thêm thông tin về tầm quan trọng của thiết kế ưu tiên cho thiết bị di động và các phương pháp tối ưu hóa UX cho người dùng di động.
Tối ưu hóa tốc độ trang: Cập nhật các kỹ thuật mới để cải thiện tốc độ tải trang và trải nghiệm người dùng.

Nguồn bài viết tham khảo:

Tài liệu từ VLINK:
Tài liệu từ Google:
  • Google Search Central: Cung cấp các hướng dẫn và tài liệu chính thức từ Google về cách tối ưu hóa trang web cho công cụ tìm kiếm của họ.
  • Google Webmaster Guidelines: Hướng dẫn về các phương pháp tốt nhất và những gì nên tránh để duy trì thứ hạng tốt trên Google.
Công cụ và Phân tích SEO:
  • Ahrefs: Cung cấp các công cụ phân tích từ khóa, backlink và nhiều công cụ khác giúp tối ưu hóa SEO.
  • SEMrush: Một công cụ mạnh mẽ khác giúp phân tích đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu từ khóa và tối ưu hóa SEO.
  • Moz: Cung cấp các công cụ và tài liệu học tập về SEO, bao gồm cả phân tích từ khóa và theo dõi thứ hạng.
Blog và Tài liệu Từ Các Chuyên Gia SEO:
  • Backlinko: Blog của Brian Dean, một chuyên gia SEO nổi tiếng với các hướng dẫn chi tiết và chiến lược SEO nâng cao.
  • Search Engine Journal: Cung cấp các bài viết, nghiên cứu và hướng dẫn từ các chuyên gia trong ngành.
  • Neil Patel’s Blog: Neil Patel là một trong những chuyên gia SEO hàng đầu, cung cấp nhiều bài viết về các chiến lược và kỹ thuật SEO.
Cộng đồng và Diễn đàn SEO:
  • Reddit (r/SEO): Cộng đồng nơi các chuyên gia SEO và người làm SEO chia sẻ kiến thức, hỏi đáp và thảo luận về các chiến lược và kỹ thuật mới.
  • Moz Q&A Forum: Diễn đàn của Moz nơi các chuyên gia và người dùng chia sẻ và thảo luận về các vấn đề liên quan đến SEO.
Các Khóa Học và Hội Thảo:
  • Coursera: Cung cấp các khóa học về SEO từ các trường đại học và tổ chức uy tín.
  • Udemy: Nhiều khóa học về SEO với các chiến lược từ cơ bản đến nâng cao.
  • SEO conferences: Tham gia các hội thảo SEO để cập nhật kiến thức và kết nối với các chuyên gia trong ngành.

 

LIÊN HỆ SEO WEBSITE

Bạn muốn tăng thứ hạng từ khóa cho Website của mình? Để được hỗ trợ, hãy liên hệ ngay với chuyên gia SEO của chúng tôi.

0888 949 336

Xếp hạng: / 5. Phiếu bầu:

Cảm ơn bạn đã bình chọn.

CÂU HỎI SEO THƯỜNG GẶP

Ngày nay xu hướng SEO luôn thay đổi, Google cũng đánh giá trang web của bạn dựa trên Chuyên mônQuyền hạn và Độ tin cậy .

Còn được gọi là E-A-T. Cũng có cách gọi E-A-T là Domain Authority 2.0.

Hiện nay rất nhiều người đang tìm kiếm trực quan, đặc biệt là đối với hình ảnh. Số lượng tìm kiếm bằng hình ảnh ngày càng tăng cao và luôn hữu ích đến với người tìm kiếm.

Theo thống kê có đến 62% người trẻ mong muốn tìm kiếm trực quan hơn với các tìm kiếm liên quan đến công thức nấu ăn, sản phẩm mua sắm, mốc thời gian, thông tin về dinh dưỡng,…

Theo như Cisco đánh giá rằng video trực tuyến sẽ chiếm khoảng 80% tổng lưu lượng truy cập trực tuyến vào năm 2021.Dù chiếm đến 80% nhưng vẫn không thể thoả mãn được nhu cầu tìm kiếm video của người dùng trên toàn thế giới.

Chính vì thế, video vẫn tiếp tục trở thành một yếu tố không thể thiếu trong xu hướng SEO trong năm nay và những năm tiếp theo.

Tìm kiếm bằng giọng nói là một trong những xu hướng SEO trong năm nay với 41% người lớn thực hiện ít nhất 1 lần tìm kiếm bằng giọng nói mỗi ngày. Tìm kiếm bằng giọng nói được thực hiện bên trong Google tăng lên 35 lần so với năm 2008. Tìm kiếm bằng giọng nói chiếm khoảng 20% tất cả các tìm kiếm trên thiết di động.

Dịch vụ SEO thông minh đang bắt đầu tối ưu hoá một số nội dung của họ để tìm kiếm bằng giọng nói.

Theo như SEMrush có 11,52% tất cả các kết quả tìm kiếm đều có đoạn trích nổi bật và có rất nhiều đoạn trích nổi bật luôn luôn chiếm vị trí số 0 trên kết quả tìm kiếm.

Nếu như bạn có thể hiểu được người dùng của mình là ai và chính xác những gì họ muốn. Lúc này bạn có thể tạo ra các nội dung và trang đích đáp ứng tốt hơn nhu cầu của họ.

Biết chính xác lý do tại sao người dùng đang tìm kiếm thứ gì, điều đó giúp cho bạn xây dựng nội dung để trả lời các truy vấn của người tìm kiếm một cách rõ ràng nhất. Đồng thời xây dựng các chủ đề liên quan để người đọc hiểu thêm thông tin cùng một chủ đề.

Xu hướng SEO tiếp theo mà các SEOer cần chú trọng trong năm 2020 đó là các TLB bị giảm. Tỉ lệ nhấp chuột tự nhiên giảm hoạt động của trang web không hiệu quả. Một nghiên cứu trong ngành cho thấy rằng TLB hữu cơ trên tìm kiếm động đã tăng lên nhanh chóng từ năm 2015.

Đối với SEO năm 2020 thì nội dung và liên kết vẫn là các yếu tố quan trọng, không có nội dung tuyệt vời thì các backlink sẽ không thể nào bẻ khóa trang đầu tiên.

BLOGS

Kiến thức Marketing Kiến thức SEO

SEO Sản Phẩm: Bí Quyết Tối Ưu SEO Bán Hàng Online Hiệu Quả #1

SEO Sản Phẩm đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao thứ hạng tìm [...]

Kiến thức Marketing Kiến thức SEO

Các yếu tố ảnh hưởng SEO và cách cải thiện hiệu quả #1

Các yếu tố ảnh hưởng SEO là phần quan trọng để xây dựng chiến lược [...]

Kiến thức Marketing Kiến thức SEO

10 Công Cụ Backlink Cho Chuyên Gia SEO

Backlink đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện thứ hạng của trang web [...]

Kiến thức Marketing Kiến thức SEO

Nâng Cao Trải Nghiệm Người Dùng Với Các Công Cụ SEO Hàng Đầu

Trong thế giới kỹ thuật số hiện nay, trải nghiệm người dùng (UX) không chỉ [...]

Kiến thức Marketing Kiến thức SEO WordPress

Hướng Dẫn SEO Website WordPress #1: Chi Tiết A-Z

WordPress, một trong những hệ quản trị nội dung phổ biến nhất hiện nay, cung [...]

Kiến thức Marketing Kiến thức SEO

Các yếu tố cần xem xét khi chọn dịch vụ SEO giá rẻ

Dịch vụ SEO giá rẻ là một giải pháp tuyệt vời cho các doanh nghiệp [...]

Kiến thức Marketing Kiến thức SEO

SEO Marketing là gì? Tại sao nó quan trọng #1 đối với kinh doanh trực tuyến?

SEO Marketing, viết tắt của Search Engine Optimization Marketing, là quá trình tối ưu hóa [...]

Kiến thức SEO

Dịch Vụ SEO Tại Hà Nội – Giải Pháp Nâng Cao Doanh Thu #1 Cho Doanh Nghiệp

Dịch Vụ SEO Tại Hà Nội là giải pháp tối ưu giúp các doanh nghiệp [...]

Xếp hạng: / 5. Phiếu bầu:

Cảm ơn bạn đã bình chọn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *