Tăng tốc WordPress đồng nghĩa với việc tăng trải nghiệm khách hàng, tăng lượt view và quan trọng nhất đó là cải thiện SEO. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẽ cho bạn những cách hữu ích nhất để cải thiện hiệu năng, tăng tốc website WordPress của bạn.
Và như bạn đã biết, WordPress chiếm gần như một phần tư số lượng trang web, vì vậy các chủ sở hữu muốn tăng tốc WordPress không phải là một điều ngạc nhiên. Tìm hiểu thêm WordPress là gì và cách thiết kế website WordPress hoàn chỉnh.
Tại sao tốc độ website lại quan trọng?
Các nghiên cứu cho thấy rằng người ta thường không có kiên nhẫn khi truy cập các trang web.
Khoảng 25% người bỏ trang web đó nếu nó không được tải trong 4 giây hoặc ít hơn. Điều này có vẻ như rất bất hợp lý nhưng may mắn thay, bạn có thể tăng tốc WordPress với thời gian tải trang web của mình xuống còn 2,9 giây, nó sẽ trở nên nhanh hơn một nửa số trang web hiện có.
Vì thế, những cải tiến tốc độ trang web dù là nhỏ nhất cũng có thể dẫn đến lợi ích lớn hơn đối với hoạt động kinh doanh của bạn.
Tham khảo dịch vụ của VLINK:
Cách kiểm tra tốc độ WordPress?
Thông thường, những bạn mới bắt đầu nghĩ rằng trang web của mình cũng không quá chậm bởi vì họ không cảm thấy chậm khi mở trang web trên máy tính của mình. Đây là một sai lầm lớn!
Khi mà bạn thường xuyên vào trang web của mình, các trình duyệt phổ biến hiện nay như Chrome hay Firefox tự động “cache” lưu bộ nhớ đệm của website lên máy tính và giúp cho trang web tải ngay lập tức khi bạn quay lại trang lần sau.
Nhưng với những người dùng phổ thông, hộ không bao giờ ghé thăm trang web của mình, thì trải nghiệm đầu tiên của họ sẽ hoàn toàn khác với bạn.
Trên thực tế, người dùng ở vị trí địa lý khác nhau cũng sẽ có trải nghiệm hoàn toàn khác nhau. Đó là lý do chúng tôi khuyên bạn sẽ sử dụng một tool như Pingdom để kiểm tra tốc độ WordPress của mình.
Đây là công cụ miễn phí để bạn kiểm tra tốc độ trang web của mình từ nhiều địa điểm trên thế giới.
Sau khi chạy kiểm tra tốc độ website của mình, bạn sẽ thắc mắc tốc độ tốt thì là bao nhiêu?
Về cơ bản, một trang web chỉ nên mất không quá 3 giây để tải toàn bộ trang web.
Vì sao Website WordPress bị chậm?
Sau khi kiểm tra tốc độ xong, bạn sẽ được gợi ý cách để cải thiện tốc độ WordPress của mình từ Pingdom. Nhưng chủ yếu những gợi ý tăng tốc website này là cho các chuyên gia, coder chứ không phải cho người mới bắt đầu.
Nhưng dù sao, việc hiểu về cơ bản những yếu tố gì làm chậm trang web của bạn là rất quan trọng để cải thiện tốc độ và đưa ra những quyết định quan trọng.
Các yếu tố chính dẫn tới việc website WordPress bị chậm là:
- Hosting – khi mà hosting hay server của bạn không được tối ưu, cấu hình thấp, nhiều tài khoản trên cùng một server có thể ảnh hưởng rất nhiều tới tốc độ website.
- Cấu hình WordPress – nếu trang WordPress của bạn không lưu bộ nhớ các trang web thì mỗi khi có người truy cập sẽ làm quá tải server làm cho website bạn bị chậm hoặc thậm chí là lỗi truy cập toàn bộ trang web.
- Nội dung quá nặng – chủ yếu là ảnh chưa được tối ưu.
- Plugin nhiều và dư thừa– các plugin không được tối ưu, không được cập nhập thường xuyên để tương thích với các phiên bản mới của WordPress.
- Scripts ngoài – chẳng hạn như Google Analytics, fonts chữ Google, quảng cáo,… cũng làm ảnh hưởng tới tốc độ web.
Giờ bạn đã hiểu được những yếu tố cơ bản làm chậm trang web, hãy cùng tìm hiểu cách để cải thiện tốc độ, tối ưu WordPress và tăng tốc website WordPress nhé.
Cách tăng tốc WordPress
Bước 1: Kiểm tra tốc độ Website WordPress bằng GTMetrix
Đối với người quản trị Web hoặc các dịch vụ SEO, tốc đội Website rất quan trọng nên cần phải tối ưu để đạt hiệu quả cao nhất. Trước khi bắt tay vào việc tăng tốc wordpress bạn cần biết về hiện trạng trang WordPress của mình.
Kiểm tra tốc độ trang web của bạn không chỉ là một hình thức mà nó còn có thể giúp tiết kiệm những rắc rối sau này nếu trang web của bạn đã hoạt động với tốc độ tối ưu.
Ngoài Pingdom ở trên, chúng ta còn có thể kiểm tra tốc độ trang web bằng GTMetrix. GTMetrix cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích cho việc tối ưu hóa tốc độ bằng cách so sánh kết quả của Google Page Speed Insights và YSlow.
Bước 2: Xóa các plugins/theme không cần thiết
Thêm các tính năng mới vào trang web để giữ cho nó hiện đại và thích hợp là một việc làm thông thường của các webmasster.
Trên WordPress, điều này được thực hiện thông qua việc cài đặt thêm các plugins và theme. Đôi khi, các plugins mới có các tính năng thay thế các plugin khác, theo thời gian làm cho một số plugins không thật sự cần thiết nữa.
Một số lượng quá nhiều các plugin, đặc biệt là các phiên bản lỗi thời, có thể gây cản trở hiệu suất của WordPress, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến SEO.
Theo nguyên tắc chung, để tăng tốc wordpress, điều đầu tiên bạn cần làm là xóa hoặc ít nhất vô hiệu các plugin không cần thiết đó. Lý tưởng nhất là, trang web của bạn chỉ nên có các plugin quan trọng phù hợp với các tính năng đặc trưng mà thôi.
Bước 3: Giảm thiểu CSS, HTML và JavaScript
Giảm thiểu (Minification) là một trong những kỹ thuật hữu ích nhất nếu bạn muốn tăng tốc WordPress. Nó cố gắng giảm bớt kích thước của các file script cũng như các file đầu cuối (HTML, CSS, JS) bằng cách xóa các ký tự không cần thiết chẳng hạn như các khoảng trắng và comments. Kết quả là các files sẽ giảm đi kích thước nhưng chức năng vẫn không thay đổi.
Một số plugins giúp bạn thực hiện việc này như Autoptimize, W3 Total Cache.
Bước 4: Bật nén GZip
Ngoài cách giảm thiểu kích thước các files, bạn cũng có thể hưởng lợi từ một dạng nén đặc biệt được gọi là Gzip.
Về cơ bản, bất cứ khi nào ai đó truy cập trang web của bạn, các tài nguyên (files) từ máy chủ của bạn sẽ được tìm và tải về. Các tài nguyên càng lớn thì càng có nhiều thời gian để tải về máy người truy cập.
Bằng cách kích hoạt nén Gzip, bạn có thể giảm đáng kể kích thước của các tài nguyên này và đẩy nhanh quá trình tải của WordPress, từ có cũng giúp ích cho việc tăng tốc wordpress.
Để kiểm tra xem website của bạn đã được bật nén Gzip hay chưa hãy dùng https://varvy.com/tools/gzip/.
Nếu chưa được bật, bạn hãy thêm đoạn code sau vào file .htaccess để bật tính năng này nhé:
<IfModule mod_deflate.c>
AddOutputFilterByType DEFLATE text/html
AddOutputFilterByType DEFLATE text/css
AddOutputFilterByType DEFLATE text/javascript
AddOutputFilterByType DEFLATE text/xml
AddOutputFilterByType DEFLATE text/plain
AddOutputFilterByType DEFLATE image/x-icon
AddOutputFilterByType DEFLATE image/svg+xml
AddOutputFilterByType DEFLATE application/rss+xml
AddOutputFilterByType DEFLATE application/javascript
AddOutputFilterByType DEFLATE application/x-javascript
AddOutputFilterByType DEFLATE application/xml
AddOutputFilterByType DEFLATE application/xhtml+xml
AddOutputFilterByType DEFLATE application/x-font
AddOutputFilterByType DEFLATE application/x-font-truetype
AddOutputFilterByType DEFLATE application/x-font-ttf
AddOutputFilterByType DEFLATE application/x-font-otf
AddOutputFilterByType DEFLATE application/x-font-opentype
AddOutputFilterByType DEFLATE application/vnd.ms-fontobject
AddOutputFilterByType DEFLATE font/ttf
AddOutputFilterByType DEFLATE font/otf
AddOutputFilterByType DEFLATE font/opentype
# For Older Browsers Which Can't Handle Compression
BrowserMatch ^Mozilla/4 gzip-only-text/html
BrowserMatch ^Mozilla/4\.0[678] no-gzip
BrowserMatch \bMSIE !no-gzip !gzip-only-text/html
</IfModule>
Các plugins như WP-Rocket cũng có thể tự động bật nén Gzip trên website của bạn.
Bước 5: Tối ưu hóa hình ảnh website WordPress
Do tính chất “tĩnh” của hình ảnh nên việc sử dụng các hình ảnh có độ phân giải cao ảnh hưởng rất nhiều đến băng thông của website bạn.
Điều này không có nghĩa là bạn bắt buộc phải bỏ các hình ảnh chất lượng cao để thay thế bằng các hình ảnh chất lượng thấp để được tốc độ tối ưu nhất.
Có nhiều cách để tối ưu hóa các hình trên trang web của bạn. Plugins Smush Image Compression and Optimization cung cấp một cách thuận tiện nhất để trang web của bạn đạt tốc độ tối ưu mà không làm mất chất lượng hình ảnh.
Bước 6: Chia bài viết dài thành nhiều trang
Một thuật ngữ thông dụng khác mà bạn có thể gặp phải khi tìm kiếm cách để tối ưu hóa WordPress là phân trang. Nó chỉ đơn giản đề cập đến việc chia các nội dung lớn thành các phần nhỏ hơn. Những phần này sau đó có thể được hiển thị thành từng trang một như các trang riêng biệt.
Phân trang thường được sử dụng cho phần comments của trang web, nơi mà có thể tải hàng ngàn comments đồng thời làm kẹt băng thông. Bạn có thể dễ dàng cho phép phân trang comments của WordPress – chỉ cần điều hướng đến phần Settings > Discussions. Ở đây, bạn có thể xác định số lượng comment tối đa trên mỗi trang. Việc sắp xếp cân bằng sẽ là một điều tốt vì khách truy cập sẽ không muốn liên tục nhấn vào để đi đến trang tiếp theo.
Ngoài phần comments ra, việc phân trang cũng có thể giúp bạn tách một bài viết/trang thành các trang web riêng biệt. Điều này có thể rất hữu ích cho các bài viết dài bởi vì người dùng ít có khả năng bị choáng ngợp ngay từ cái nhìn đầu tiên. Việc phân trang trên bài viết có thể kích hoạt bằng cách thêm <!-nextpage-> vào phiên bản text của bài viết. Lúc này, WordPress sẽ tự động phát hiện và kích hoạt nó cho bạn.
Bước 7: Nâng cấp PHP để tăng tốc WordPress
Đây là một trong những thủ thuật ít được biết đến. Tuy nhiên, nó có những tác động mạnh mẽ nhất. Chuyển từ PHP 5 sang PHP 7 mang lại nhiều lợi ích thực tế.
WordPress tăng hiệu suất gấp 2 lần trên PHP 7 so với PHP 5, có thể xử lý 112% yêu cầu/giây. Hơn nữa, WordPress cũng sẽ được hưởng lợi từ việc tối ưu hóa bộ nhớ của PHP 7 dẫn đến tăng hiệu năng lên 30-50%.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần ghi nhớ là PHP 7 thiếu khả năng tương thích ngược. Có nghĩa là bạn sẽ không thể sử dụng một số plugins/themes, bao gồm cả các plugin chạy tốt trên PHP 5.
Để kiểm tra xem website của bạn hiện đang chứa các plugins/themes như vậy không hãy sử dụng công cụ kiểm tra tính tương thích (PHP Compatibility Checker) cho WordPress.
Bước 8: Sử dụng các Plugin về Caching
Caching là một cơ chế nổi tiếng để giảm tải một số gánh nặng cho máy chủ web. Về cơ bản, caching engines lưu trữ các thông tin được sử dụng thường xuyên trên máy của khách truy cập (trình duyệt, bộ nhớ) để trình duyệt không phải lấy thông tin này nhiều lần từ máy chủ.
Caching có thể cải thiện đáng kể hiệu năng trang web và do đó là một trong những kỹ thuật quan trọng nhất để thực hiện điều chỉnh hiệu năng cho WordPress.
Có rất nhiều plugins cho WordPress thực hiện nhiều kiểu caching khác nhau trong đó có WP-Rocket và W3 Total Cache.
Bước 9: Sử dụng CDN để tăng tốc Website WordPress
CDN là viết tắt của Content Delivery Network, là một hệ thống server được đặt rải rác ở nhiều nơi, nhằm lưu trữ và cung cấp dữ liệu cho người dùng. Nó ra đời nhằm cải thiện tốc độ và hiệu suất của website.
Với tốc độ internet ngày một nhan, đôi khi bạn rất dễ quên rằng các trang web nằm trên máy chủ vật lý cách rất xa vị trí của bạn. Lúc này, khoảng cách có thể lớn đến mức nó làm ảnh hưởng xấu đến thời gian đáp ứng. Hầu hết các trang web giải quyết vấn đề này thông qua mạng lưới phân phối nội dung (CDN).
Khi bạn bật CDN trên trang web, trình duyệt của khách truy cập không còn phải tải lại tất cả các trang từ máy chủ web, thay vào đó, một số trang tĩnh bị buộc phải lưu trữ tại các trung tâm dữ liệu gần vị trí của khách truy cập hơn. Điều này làm giảm tổng số yêu cầu xử lý bởi máy chủ web, do đó cải thiện hiệu suất WordPress.
Có nhiều sự lựa chọn cho một CDN. Phổ biến nhất bao gồm CloudFlare và MaxCDN.
Bước 10: Tối ưu hóa cơ sở dữ liệu
Sau khi sử dụng WordPress một thời gian, cơ sở dữ liệu của bạn sẽ có rất nhiều kiểu thông tin khác nhau được lưu trữ mà bạn không cần tới. Để tăng hiệu năng và tăng tốc WordPress, bạn tối ưu hóa và loại bỏ những thông tin, dữ liệu không cần thiết.
Bạn có thể sử dụng một theme miễn phí là WP-Optimize để làm việc này. Plugin này cho phép bạn dọn dẹp cở sở dữ liệu WordPress, xóa đi những nội dung không cần thiết mà chỉ cần một lần ấn chuột.
KẾT LUẬN
Trong bài hướng dẫn này, chúng tôi đã cho bạn thấy cách tăng tốc độ WordPress bằng cách tinh chỉnh một vài cài đặt và sử dụng plugins. Bằng cách làm theo các bước này, bạn sẽ thấy những cải tiến đáng kể về hiệu năng cho web WordPress của mình.
Thử một vài mẹo trong các mẹo ở trên. Và nhớ là kiểm tra tốc độ website của bạn trước và sau khi áp dụng để so sánh sự khác biệt.
Nếu bạn thích bài viết này, thì nhớ tham gia mail list của bọn mình để cập nhập những mẹo hay quản lý, tối ưu WordPress nhé.
Ngoài ra, nếu bạn thấy không thể tự mình triển khai hoặc cần một đơn vị chuyên nghiệp giúp đỡ bạn trong việc tăng tốc độ và tối ưu hóa website WordPress thì xem qua dịch vụ của Tăng Tốc WordPress tại đây: Dịch vụ tăng tốc WordPress
Chuyên Gia SEO, Growth Hacker hỗ trợ tối ưu Website giúp tăng chuyển đổi bền vững. Tác giả am hiểu Google, tư vấn và triển khai thành công chiến lược SEO cho nhiều dự án lớn.